Không ướp thịt với đường
Cách ướp gia vị này vô cùng kích thích vị giác của trẻ khiến trẻ ăn ngon hơn, nhưng lại không hề giúp trẻ tăng cân. Bởi lẽ, Lysine cùng các chất có trong thịt sẽ bị mất đi khá nhiều nếu như thịt được ướp với đường hoặc rán lên. Vì thế, để cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà thịt mang lại, mẹ cần tránh cách ướp gia vị trên.
Không pha chanh bằng nước sôi
Chanh có hàm lượng vitamin C rất cao tuy nhiên, nếu như dùng nước sôi để pha với chanh thì sẽ làm giảm một lượng lớn dưỡng chất này. Khi đó, nước chanh sẽ không còn đủ lượng vitamin C, enzyme hay tinh dầu chanh để bổ sung cho trẻ. Vậy nên, mẹ chỉ cần pha chanh với nước ở nhiệt độ bình thường hoặc nước ấm khoảng 30 độ để bảo toàn giá trị dinh dưỡng từ nước chanh.
Không vo gạo quá kĩ
Lớp ngoài cùng của gạo và mầm gạo có chứa rất nhiều vitamin B1, nếu như gạo được xát và vo gạo quá kỹ sẽ khiến vitamin B1 bị hao hụt đi từ 40-50%, chắt nước cơm khi nấu làm mất 60% vitamin B1. Vì vậy, mẹ cần lưu ý khi nấu cơm, nấu cháo cho con không nên vo gạo quá kĩ để bảo toàn được giá trị dinh dưỡng tốt trong gạo.
Nêm nhạt
Các loại nước chấm và nước ướp gia vị thường chứa nhiều muối Natri, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và hại cho thận của trẻ. Bởi vậy, để hạn chế việc tiêu thụ muối, mẹ chỉ cần nêm một chút gia vị cho món ăn của trẻ. Việc làm này cũng giúp khắc phục tình trạng lười ăn và rối loạn tiêu hóa cho con.
Không pha mật ong bằng nước sôi
Mật ong là thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nó chứa khoảng 65 – 80% đường Glucose và Fluctose, enzyme, vitamin và khoáng chất… Đặc biệt, mật ong còn là “thần dược” để trị các bệnh về đường hô hấp cho trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, mật ong chỉ nên dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Khi sử dụng, mẹ cần pha mật ong với nước ấm không quá 60 độ C vì nếu vượt quá nhiệt độ đó, mật ong vừa không giữ được màu sắc, mùi vị mà còn làm mất đi tác dụng của các loại enzyme và các vitamin cần thiết cho trẻ.
Rửa rau củ đúng cách
Rau, củ là những loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm hóa chất độc hại rất cao, bởi vậy, để an toàn cho sức khỏe của con, mẹ cần kiểm tra nguồn gốc của rau, củ và nhớ ngâm với nước muối, rửa kỹ từng lá. Nếu nấu cháo, nấu canh cho trẻ lưu ý không nên nấu quá kỹ vì sẽ làm mất đi các thành phần quan trọng trong rau, củ.
Trên đây là những lưu ý khi nấu ăn cho con mẹ hãy tuân thủ cho đúng để bảo toàn giá trị dinh dưỡng có trong thực phẩm giúp bé dễ hấp thu và nhanh tăng cân. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên tìm và bổ sung loại sữa giúp trẻ dễ hấp thu nhất. Sữa giúp trẻ hấp thu tốt nhất mẹ nên chọn loại giàu năng lượng, chứa các thành phần như: Đạm đậu nành, đạm Whey, chất béo chuỗi trung bình MTC hỗ trợ trẻ hấp thu nhanh, đồng thời bổ sung chất xơ hòa tan FOS giúp tăng cường các lợi khuẩn, điều hòa hệ thống tiêu hóa, đẩy lùi các vấn đề tiêu hóa ở trẻ.
Bên cạnh đó, sữa giúp trẻ hấp thu tốt nhất cần bổ sung các vi chất như Kẽm, Lysine, vitamin nhóm B giúp kích thích vị giác để bé ăn ngon miệng. Có như vậy, mới giúp bé yêu khỏe mạnh, bắt kịp đà tăng trưởng.