Phân biệt các thể suy dinh dưỡng ở trẻ

Phân biệt các thể suy dinh dưỡng ở trẻ

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể.

Suy dinh dưỡng tồn tại ở rất nhiều thể, bởi vậy để giúp con khắc phục tình trạng này, mẹ cần phân biệt được các loại suy dinh dưỡng ở trẻ, từ đó điều chỉnh khẩu phần ăn cũng như cách chăm sóc cho phù hợp, đồng thời kết hợp bổ sung sữa cho trẻ suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng thể thấp còi

Nếu bé yêu của bạn trông thấp hơn bạn bè đồng trang lứa, chiều cao chỉ đạt dưới 90% mức tiêu chuẩn thì khi đó bé đang có nguy cơ đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi.

Trung bình, chiều cao của trẻ khỏe mạnh lúc mới sinh là khoảng 50cm, trong 3 tháng đầu, mỗi tháng bé sẽ tăng thêm 3cm, và trung bình khoảng 2cm các tháng tiếp theo.

Mẹ có thể dựa vào bảng dưới đây để theo dõi chiều cao của trẻ

Độ tuổi Chiều cao
1 tuổi Gấp rưỡi lúc mới sinh, khoảng 75cm
2 tuổi Khoảng 85cm
4 tuổi Khoảng 100cm
4 – 10 tuổi Tăng đều mỗi năm khoảng 5 – 6 cm
10 – 18 tuổi Trẻ dậy thì, chiều cao tăng nhanh, có lúc tăng 8 – 12 cm/năm

Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân thường có cân nặng thấp hơn 20% so với cân nặng chuẩn theo tuổi và giới theo WHO. Nguyên nhân chính thường là do trẻ biếng ăn, ăn ít hoặc do hệ tiêu hóa của trẻ làm việc kém hiệu quả, trẻ được cho ăn dặm sớm, mắc bệnh hoặc do nhiễm giun.

Mẹ có thể dựa vào bảng cân nặng tiêu chuẩn dưới đây của WHO để theo dõi xem trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không:

Tháng tuổi Cân nặng chuẩn (kg)
Bé trai Bé gái
1 4,5 4,2
3 6,4 5,8
5 7,5 6,9
7 8,3 7,6
9 8,9 8,2
12 9,6 8,9
24 12,2 11,5

Suy dinh dưỡng thể phù

Trẻ suy dinh dưỡng thể phù thường có khuôn mặt bụ bẫm nhưng chân tay khẳng khiu, yếu ớt, rối loạn sắc tố da, thiếu máu, gan to… Biểu hiện ban đầu của bệnh là phù mặt, mí mắt, chân tay rồi dần dần nặng hơn làm cả cơ thể bị phù thũng. Tùy mức độ, tình trạng của bệnh mà có khả năng cả người và nội tạng của bé đều bị ảnh hưởng.

Suy dinh dưỡng hỗn hợp

Đây là thể suy dinh dưỡng rất nặng, trẻ mắc bệnh thường đạt mức cân nặng dưới 60% như thể teo nhưng cơ thể có biểu hiện phù, trẻ kém ăn, rối loạn tiêu hóa, tay chân teo cơ, trong khi bụng có xu hướng trương phình do gan to. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù chưa được điều trị dứt điểm.

Trên đây là những thể suy dinh dưỡng cơ bản ở trẻ mẹ cần nhận diện cho chính xác, từ đó có biện pháp giúp con khắc phục bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ, theo dõi sát sao chiều cao, cân nặng của bé, đồng thời kết hợp bổ sung sữa cho trẻ suy dinh dưỡng. Sữa cho trẻ suy dinh dưỡng mẹ nên chọn loại giàu năng lượng, có tỷ lệ đạm đường béo cao giúp bổ sung nguồn năng lượng thiếu hụt do trẻ bỏ bữa, tăng cường kẽm, lysine, vitamin nhóm B giúp kích thích vị giác để trẻ ăn ngon miệng, giàu canxi – vitamin D hỗ trợ phát triển chiều cao.