Những biến chứng nguy hiểm trẻ dễ gặp nếu trẻ bị táo bón lâu ngày

Những biến chứng nguy hiểm trẻ dễ gặp nếu trẻ bị táo bón lâu ngày

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất táo bón, nguyên nhân xuất phát từ chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt thiếu hợp lý. Khi con mắc táo bón, mẹ hãy nhanh chóng tìm cách giúp trẻ khắc phục bởi nếu không sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm, cùng với đó cũng đừng quên bổ sung loại sữa giúp trẻ dễ tiêu hóa nhất.

Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm nếu trẻ bị táo bón lâu ngày, mẹ cần hết sức lưu ý:

Bệnh trĩ

Trĩ là bệnh mà các tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị giãn, sưng và xung huyết. Áp suất từ phân bị ứ đọng trong trực tràng ngăn cản dòng máu chảy ra từ tĩnh mạch hậu môn và trực tràng làm cho chúng trở nên dị thường. Khi trẻ rặn mạnh sẽ làm tăng áp lực bụng, làm giãn tĩnh mạch và đẩy chúng ra khỏi vị trí thông thường trong mô, dẫn đến bị trĩ nội, trĩ ngoại hoặc một số kết hợp của hai. Bệnh trĩ nội tuy không gây đau nhưng có thể chảy máu rất nhiều. Trĩ ngoại gây ra đau, ngứa và nhạy cảm cực độ, với những trẻ bị trĩ hỗn hợp việc điều trị sẽ rất phức tạp và khó khăn.

Trĩ trực tràng

Một lượng lớn phân tích tụ lâu ngày tại trực tràng sẽ gây chứng xuất huyết trực tràng. Các cơ tại trực tràng sẽ mất khả năng đàn hồi về kích thước cũ sau khi phân bị loại bỏ, các mô sẽ lỏng lẻo rơi ra khỏi cơ thể, nhô ra ngoài hậu môn tạo một khối màu hồng và căng bóng. Trẻ bị trĩ trực tràng thường bị rò rỉ một lượng nhỏ chất nhầy, gây ngứa, đau, thậm chí là chảy máu mỗi lần đi vệ sinh.

Nứt hậu môn

Khi phân cứng và to dài va chạm với cơ vòng hậu môn tạo ra các vết nứt khiến trẻ bị đau, ngứa và có thể có máu tươi lẫn trong phân hoặc trên đồ lót của trẻ. Trong nhiều trường hợp, các vết nứt bị nhiễm trùng dẫn tới viêm nhiễm, tạo mủ (hay còn gọi là áp xe). Các vết nứt chỉ có thể tự lành lại nếu trẻ được điều trị táo bón một cách triệt để.

Nhiễm nấm, nhiễm khuẩn

Khi trẻ bị táo bón, phân khô cứng và gồ ghề làm tăng ma sát với thành hậu môn gây rách hậu môn. Trực tràng, hậu môn là khu vực tích tụ của nhiều loại vi khuẩn vi nấm, khi gặp điều kiện thuận lợi như rách thành hậu môn rất dễ gây ra nhiễm khuẩn và nấm khiến trẻ bị ngứa, khó chịu. Để giải quyết tình trạng này, trẻ cần thiết phải điều trị táo bón kết hợp với sử dụng thuốc kháng sinh, kháng nấm tại chỗ.

Trên đây là những biến chứng do táo bón gây ra, mẹ cần hết sức lưu ý, tốt hơn hết khi con bị táo bón, mẹ nên nhanh chóng tìm cách khắc phục bằng việc cân đối lại khẩu phần dinh dưỡng của con, ưu tiên rau xanh, trái cây tươi, cho trẻ uống đủ nước và động viên con vận động nhiều để việc tiêu hóa được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên tìm hiểu và bổ sung loại sữa giúp trẻ dễ tiêu hóa nhất.

Sữa giúp trẻ dễ tiêu hóa nhất là loại giàu năng lượng chứa nhiều thành phần dễ hấp thu như: Đạm đậu nành, Đạm Whey, chất béo chuồi trung bình MCT. Bên cạnh đó, sữa giúp trẻ dễ tiêu hóa nhất còn bổ sung hệ phức hợp 5 enzym Amylase, Protease, Lactase, Lipase, Cellulaser giúp phân cắt nhỏ thức ăn để hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu và giàu chất xơ tự nhiên FOS hỗ trợ đẩy lùi tình trạng táo bón. Có như vậy, mới giúp bé yêu có hệ tiêu hóa khỏe mạnh để phát triển một cách toàn diện.