Mách mẹ dấu hiệu con bị nhiễm giun sán

Mách mẹ dấu hiệu con bị nhiễm giun sán

Giun sán là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nếu không được khắc phục sớm sẽ khiến trẻ biếng ăn, kém hấp thu, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Mẹ cần sớm nhận biết những dấu hiệu trẻ bị nhiễm giun để có cách điều trị thích hợp, đồng thời mẹ cũng đừng quên tìm hiểu và bổ sung loại sữa giúp trẻ tiêu hóa tốt nhất.

Dấu hiệu trẻ bị nhiễm giun sán

Khi con xuất hiện những triệu chứng sau, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay bởi rất có thể con đã bị nhiễm giun sán:

+ Về tiêu hóa: Trẻ ăn uống kém, hoặc có trường hợp vẫn ăn tốt nhưng không tăng cân. Trẻ bị đau bụng vùng quanh rốn hoặc thành cơn ở hố chậu phải. Với những trẻ bị nhiễm giun đũa thì thường đau khi đói. Trẻ có thể nôn trớ, có thể có biểu hiện lợm giọng buồn nôn lúc buổi sáng ngủ dậy. Một số trẻ có thế có biểu hiện đi tướt. Khi có quá nhiều giun có thể thấy nôn hoặc đi ngoài ra giun.

+ Trẻ có biểu hiện thiếu máu, da xanh xao

+ Ngủ ít, đêm ngủ hay trằn trọc, có thể hay nằm sấp, kém tập trung chú ý.

+ Trẻ bị nhiễm giun kim có thêm biểu hiện ngứa hậu môn, hậu môn có thể bị viêm đỏ, bé gái có thể bị viêm âm đạo.

+ Một số trẻ có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, kém ăn do ấu trùng di chuyển ở phổi.

Cách điều trị nhiễm giun sán

Khi thấy con có biểu hiện nhiễm giun sán, cha mẹ có thể cho con đi khám, làm xét nghiệm phân. Sau khi xác định được trẻ nhiễm loại giun nào, bác sỹ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp với từng loại. Với trẻ từ 2 tuổi trở lên, nếu không có điều kiện để làm xét nghiệm phân, bạn có thể cho con tẩy giun mỗi năm một lần Lưu ý, thuốc tẩy giun nên mua theo lời khuyên của bác sỹ hoặc dược sỹ.

Các thuốc tẩy giun sán thường dành cho trẻ trên 2 tuổi. Trẻ dưới 2 tuổi nếu bị nhiễm giun thì có thể có một số thuốc riêng. Khi tẩy giun cho trẻ cần theo đúng hướng dẫn của bác sỹ.

Cách phòng tránh nhiễm giun sán

+ Để phòng bệnh giun sán cho con, mẹ cần lưu ý những điều sau:

+ Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau khi ăn với xà phòng, không được cắn móng tay, không uống nước lã.

+ Chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm khi nấu nướng cho trẻ, không cho con ăn thức ăn nguội. Các dụng cụ ăn, uống của trẻ cần được khử trùng ở nhiệt độ cao. Mẹ nên cho bé ăn thật nhiều rau, trái cây, thực phẩm bổ dưỡng.

+ Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, vệ sinh, khử trùng cẩn thận để tránh lây nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó, mẹ có thể tìm hiểu và bổ sung loại sữa giúp trẻ tiêu hóa tốt nhất. Sữa Premium Digestive 2 giúp trẻ tiêu hóa tốt có chứa nhiều thành phần dễ hấp thu như: Đạm đậu nành, Đạm Whey, chất béo chuồi trung bình MCT. Đồng thời, sữa giúp trẻ tiêu hóa tốt nhất còn bổ sung hệ phức hợp 5 enzyme: Amylase, Protease, Lactase, Lipase, Cellulaser giúp phân cắt nhỏ thức ăn để hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu và giàu chất xơ tự nhiên FOS hỗ trợ đẩy lùi tình trạng táo bón. Có như vậy, mới giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh để hấp thụ được đầy đủ các dưỡng chất giúp phát triển một cách toàn diện.