Các mẹ có con bước vào độ tuổi đi học đều tỏ ra khá lo lắng bởi việc thay đổi môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt… khiến trẻ rất dễ bị ốm. Để con có sức khỏe tốt, nhanh chóng thích nghi với môi trường mới giúp việc học tập có hiệu quả, mẹ hãy giúp trẻ tăng cường sức đề kháng bằng những biện pháp thích hợp.
Nguyên nhân khiến trẻ suy giảm sức đề kháng khi đi học
Thay đổi môi trường sống
Khi bắt đầu đi học, do lần đầu rời xa vòng tay bố mẹ và người thân, trẻ thường có tâm lý bỡ ngỡ, sợ hãi. Những căng thẳng tâm lý đó khiến trẻ không muốn ăn, biếng ăn hơn, khóc nhiều, tổn thương tâm lý và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện
Hệ miễn dịch non yếu khiến cơ thể không đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn, thời gian ủ bệnh lâu hơn và hay tái phát nhiều lần.
Không được cách ly với trẻ bệnh
Ở trường học, việc cách ly và chăm sóc cho các trẻ khác bị ốm thường rất khó khăn. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu nên rất dễ bị nhiễm bệnh từ các trẻ khác hoặc có thể do cầm nắm, ngậm đồ chơi bẩn khi hoạt động. Đặc biệt, vào mùa dịch, những bệnh tay chân miệng, thủy đậu hay tái phát và dễ lây nhiễm khi trẻ tiếp xúc gần.
Giải pháp tăng sức đề kháng cho trẻ khi đi học
Không lạm dụng kháng sinh
Khi con bị ốm, vì quá nôn nóng muốn trẻ nhanh khỏi bệnh nên không ít mẹ đã vội vã cho con sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thuốc kháng sinh chỉ dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra, còn các bệnh mà trẻ thường gặp thường là do virus nên việc bổ sung thuốc kháng sinh gần như không có hiệu quả. Việc lạm dụng kháng sinh sẽ diệt các vi khuẩn trong cơ thể nhưng nó lại diệt cả những vi khuẩn có lợi. Các vi khuẩn có lợi này có thể ức chế sự sinh sản của vi khuẩn, đóng một vai trò trong việc phòng chống dịch bệnh.
Vào lúc này, thay vì cho trẻ uống thuốc kháng sinh ngay, phụ huynh nên để cơ thể trẻ tự kiểm soát căn bệnh trong tình trạng hợp lý và bổ sung thực phẩm để tăng cường miễn dịch cho cơ thể trẻ.
Thường xuyên cho con ăn sữa chua
Sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát triển nên sẽ giúp trẻ tăng hệ miễn dịch rất tốt. Thường xuyên bổ sung sữa chua sẽ giúp trẻ giảm bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng thấp rất hiệu quả khi đi học.
Cho trẻ thường xuyên tập thể dục
Trẻ được vận động nhiều sẽ linh hoạt, nhanh nhẹn hơn, chưa kể còn giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cực hiệu quả. Phụ huynh hãy để trẻ tham gia các trò chơi với những bạn bè khác vừa giúp trẻ năng động vừa dễ dàng hòa nhập với cộng đồng.
Cho trẻ ngủ đủ giấc
Nếu trẻ bị thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các bệnh tật do hệ miễn dịch bị suy giảm, nên rất dễ bị các vi khuẩn có hại tấn công. Vì thế, mẹ cần đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc, thời gian ngủ còn phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của trẻ, cụ thể: Trẻ sơ sinh cần ngủ 18 tiếng/ngày, trẻ ở tuổi tập đi thì 12-13 tiếng và trẻ trước độ tuổi đến trường cần ngủ khoảng 10 tiếng.
Ngoài những giải pháp trên, mẹ đừng quên tìm hiểu và bổ sung loại sữa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Sữa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh là loại giàu năng lượng, cung cấp sữa non chứa các kháng thể IgG, Kẽm, vitamin A, C, E giúp trẻ tăng sức đề kháng, bổ sung chất xơ tự nhiên FOS giúp đẩy lùi các vấn đề tiêu hóa.
Bên cạnh đó, sữa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh còn tăng cường các vi chất như Lysine, vitamin nhóm B giúp bé ăn ngon miệng. Có như vậy mới giúp trẻ có sức khỏe tốt để nhanh chóng thích nghi với môi trường mới giúp việc học tập được hiệu quả hơn.