Cho con ăn gì để không lo ốm lúc giao mùa?

Cho con ăn gì để không lo ốm lúc giao mùa?

Thời điểm giao mùa hè – thu, nắng mưa mất thất thường, nhiệt độ thay đổi đột ngột là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn, virus sinh sôi gây ra hàng loạt các bệnh như: Chân tay miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu…. Việc mẹ cần làm lúc này là giúp con tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh bằng cách bổ sung các thực phẩm sau vào thực đơn:

Sữa chua

Là lựa chọn đầu tiên mẹ nên nghĩ tới khi muốn tăng cường sức đề kháng cho con. Bởi lẽ, trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn, đặc biệt là probiotic, chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, từ đó cơ thể trẻ chống lại bệnh vặt như cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng. Ngoài việc ăn sữa chua trực tiếp, mẹ có thể kết hợp với trái cây để tăng hương vị và bổ sung thêm vitamin cho con.

Khoai lang

Hàm lượng beta-carotene, vitamin có trong khoai lang sẽ giúp bé tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa và bảo vệ bé trước sự tấn công của vi khuẩn và virus. Bên cạnh đó, lượng vitamin C và vitamin E khá dồi dào trong khoai lang còn giúp hệ thống thần kinh của bé trở nên khỏe mạnh. Mẹ có thể luộc, làm bánh hoặc nấu chè khoai lang cho bé ăn cũng đều rất thơm ngon, bổ dưỡng.

Tỏi

Tỏi được coi là loại kháng sinh tự nhiên, bởi vậy công dụng giúp tăng cường sức đề kháng của nó là không thể phủ nhận. Thành phần Allicin (hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi) có tác dụng chống nhiễm trùng, ngăn ngừa sự tấn công của vi vào cơ thể. Mẹ nên chế biến khéo léo cùng với các loại thịt, cá, rau để giảm bớt mùi khó chịu giúp bé có thể ăn được thực phẩm này một cách dễ dàng.

Trứng

Trứng chứa nhiều Protein, chất sắt, đặc biệt là vitamin A rất quan trọng với hệ thống miễn dịch. Vitamin A có đặc tính chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe cho các tế bào chống lại vi khuẩn, virus. Trứng là món ăn khoái khẩu của nhiều đứa trẻ do có hương vị thơm ngon, tuy nhiên mẹ cũng cần cho trẻ ăn trứng đúng cách để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của con.

Với trẻ 6-7 tháng tuổi, chỉ nên cho ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, 2-3 lần/tuần. Trẻ 1-2 tuổi có thể ăn cả lòng trắng, khoảng 3-4 quả/tuần, từ 2 tuổi trở lên, bé có thể ăn một quả/ngày.

Thịt bò

Thịt bò chứa Protein, dưỡng chất quan trọng giúp duy trì sức khỏe tổng thể của bé. Ngoài ra, thịt bò cũng chứa rất nhiều Sắt, Kẽm – những chất giúp các tế bào bạch cầu trong cơ thể bé chống nhiễm trùng, tăng sức đề kháng hiệu quả.

Súp gà

Thịt gà chứa một loại amino axit tên là Cysteine, giúp ngăn chặn sự viêm nhiễm bạch cầu. Để tăng thêm hiểu quả tăng cường sức đề kháng, mẹ có thể thêm vào món súp gà của bé một chút trứng, nấm, hành…

Hải sản

Các loại hải sản như: Tôm, cua, hàu, cá thu, cá mòi, cá hồi… giàu chất Kẽm và axit béo Omega 3 rất tốt cho việc nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Mẹ có thể cho trẻ ăn dưới dạng hấp, nấu cháo, nấu súp… đều rất phù hợp và kích thích khẩu vị các bé rất tốt. Tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi mẹ không nên cho ăn các loại hải sản có vỏ vì có thể gây dị ứng, không tốt cho sức khỏe.

Ngoài những thực phẩm trên mẹ có thể tìm hiểu và bổ sung loại sữa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Sữa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mẹ nên chọn loại giàu năng lượng, bổ sung sữa non, vitamin A, C, E, Kẽm giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ kích thích vị giác để bé yêu ăn ngon miệng nhờ tăng cường các vi chất như Lysine, vitamin nhóm B.

Ngoài ra, sữa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh còn giúp bé đẩy lùi các vấn đề tiêu hóa nhờ chất xơ tự nhiên FOS. Có như vậy mới giúp bé yêu có hệ miễn dịch khỏe mạnh để chống lại các tác nhân gây bệnh.