Sốt xuất huyết
Không khí ẩm ướt và thiếu ánh sáng của mùa mưa chính là điều kiện thuận lợi cho muỗi, đặc biệt là muỗi vằn, thủ phạm gây ra bệnh sốt xuất huyết sinh sôi và dễ gây thành dịch.
Trẻ bị bệnh thường sốt cao đột ngột 39 – 40độ C kéo dài, không kèm theo ho, sổ mũi. Trên người nổi những nốt xuất huyết ngoài da, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải do gan to lên, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Nặng hơn, có thể xuất hiện các biểu hiện xuất huyết tiêu hóa như: Nôn hoặc đi ngoài ra máu, tay chân lạnh, đau bụng, trụy tim mạch.
Để phòng bệnh sốt xuất huyết, phụ huynh cần lưu ý đổ nước thừa ở chỗ ứ nước, thùng nước, xô, chậu… Thu gom, huỷ đồ phế thải ở xung quanh nhà, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh. Ngoài ra, bố mẹ cần cho trẻ ngủ trong màn để tránh muỗi đốt, dùng rèm che, màn tẩm hoá chất diệt muỗi để hạn chế muỗi.
Chân tay miệng
Bệnh chân tay miệng thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, lây lan qua đường nước bọt chất dịch từ mũi hay phân, nước tiểu.
Bệnh hiện vẫn chưa có vacxin cũng như thuốc đặc trị nên phòng ngừa bệnh là việc làm vô cùng quan trọng. Phụ huynh cần hình thành cho trẻ thói quen rửa tay sạch với xà phòng thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tránh để bé ngậm đồ chơi vào miệng và ăn các loại thức ăn sống. Khi phát hiện trẻ mắc bệnh phải nhanh chóng cách ly để tránh lây sang các bé đang khỏe mạnh khác.
Bệnh về hô hấp
Thời tiết thất thường, nhiệt độ thay đổi khiến vi khuẩn, virus sinh sôi gây ra nhiều bệnh lý hô hấp cho các bé như: Cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm amidan, viêm họng cấp, viêm xoang, viêm phế quản, bệnh hen suyễn…
Dù là những bệnh khá phổ biến, dễ điều trị, nhưng nếu để trẻ mắc thường xuyên sẽ làm suy giảm sức đề kháng, biếng ăn kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng.
Để phòng ngừa các bệnh về hô hấp trong mùa mưa, phụ huynh cần chú ý giữa ấm cho cơ thể trẻ khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh, mưa. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, cần giữ ấm phần gan bàn chân, ngực, đầu. Tiếp đó, cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh và đảm bảo cho con uống đủ nước mỗi ngày (nên uống nước ấm), có thể tăng cường thêm nước cam cho trẻ để được cung cấp vitamin C hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
Bệnh về tiêu hóa
Không khí ẩm ướt mùa mưa khiến các vi sinh vật phát triển mạnh làm thức ăn bị hư hỏng khiến trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Trong đó, tiêu chảy là bệnh thường gặp nhất, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Để ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa, cha mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn đồ ăn đã được nấu chín và uống nước đã đun sôi. Ngoài ra cũng phải tập thói quen cho trẻ rửa tay trước ăn uống hoặc sau khi đi vệ sinh. Khi bé mắc bệnh, cần phải đưa bé đi chữa trị bác sĩ kịp thời và giữ ấm phần bụng cho bé bằng dầu.
Trên đây là những bệnh trẻ rất dễ mắc trong mùa mưa, mẹ cần nắm được để có biện pháp phòng tránh cho thích hợp. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên tìm hiểu và bổ sung loại sữa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Loại sữa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh là loại giàu năng lượng, cung cấp sữa non chứa các kháng thể IgG, Kẽm, vitamin A, C, E giúp bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó, sữa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh còn giúp trẻ ăn ngon miệng nhờ bổ sung các vi chất như Lysine, vitamin nhóm B, đồng thời đẩy lùi các vấn đề tiêu hóa nhờ chất xơ tự nhiên FOS. Bổ sung 2-3 ly sữa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mỗi ngày chính là mẹ đã mang đến nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho bé yêu.