Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ hãy cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm ở các nhóm chất, trong đó, ưu tiên bổ sung các dưỡng chất sau để kích thích vị giác giúp bé ăn ngon:
– Vitamin B: Đặc biệt là các loại vitamin B1, B2, B4, B6, B12 là những chất có tác dụng rất lớn trong việc sản xuất năng lượng, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, nhóm vitamin B còn có khả năng tạo men, kích thích trẻ thèm ăn. Mẹ có thể bổ sung vitamin B cho bé từ những thực phẩm như: Giá đỗ, hạt điều, bơ, chuối, quả óc chó, yến mạch, các loại đậu, cà chua, bí đỏ, rau dền, rau muống, khoai lang…
– Kẽm: Đây là một chất tham gia vào quá trình sản xuất các loại enzyme, tổng hợp Protein nên đây cũng là chất có sự ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng và chiều cao của trẻ. Kẽm có nhiều trong lòng đỏ trứng, tôm, cua, hàu, thịt bò, cá, lươn… mẹ hãy bổ sung cho bé hàng ngày.
– Lysine: Khi thiếu Lysine, trẻ sẽ bị thiếu men tiêu hóa và nội tiết tố khiến bộ máy tiêu hóa của trẻ hoạt động kém hiệu quả. Vậy nên, mẹ hãy bổ sung Lysine bằng cách cho con ăn nhiều: Cà rốt, cà chua, cam quýt, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại đậu (đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan, sữa đậu nành).
Chia khẩu phần ăn làm nhiều bữa nhỏ
Thay vì một ngày cho bé ăn 3 bữa với một số lượng lớn thức ăn khiến bé ngán ngẩm và từ đó không còn hứng thú với việc ăn uống, mẹ nên chia khẩu phần thành 5 – 6 bữa nhỏ. Khi đó, bé sẽ không có cảm giác phải ăn nhiều mỗi bữa hay cố ép ăn, từ đó bé sẽ ăn được nhiều hơn.
Bổ sung dầu mỡ vào thực đơn cho bé
Dầu mỡ cung cấp một nguồn năng lượng lớn cho bé, đồng thời cũng chính là dung môi giúp bé hấp thụ được các loại vitamin tan trong dầu như E, D, do đó, khi nấu bột hoặc cháo cho con mẹ nên cho một thìa dầu ăn vào trước khi tắt bếp để tăng cường dinh dưỡng.
Chăm sóc đúng cách
Mẹ nên đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi. Cho trẻ ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong, nên đun lại nếu để quá 3 giờ. Tránh xa những thực phẩm nhiễm bẩn vì đây chính là nguồn gây các loại bệnh khiến trẻ bị suy dinh dưỡng như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn…
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch, giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa, tránh bị nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp. Giữ quần áo trẻ sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. Hình thành cho trẻ thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn nhiều đồ ngọt để tránh bị sâu răng, viêm lợi, tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, cắt móng tay cho trẻ.
Khuyến khích trẻ vận động
Mẹ đừng thấy trẻ còi cọc mà “giữ khư khư” con ở trong nhà vì sợ con bệnh, hãy cho con vận động thường xuyên, luyện tập thể thao bằng những môn như đạp xe, bơi lội… để kích thích cơ xương phát triển, tăng sự trao đổi chất, tạo sự vui vẻ thoải mái và giúp bé phát triển trí não tốt hơn.
Bổ sung sữa cho trẻ suy dinh dưỡng
Ngoài những giải pháp trên, để con nhanh phục hồi cân nặng mẹ có thể bổ sung sữa cho trẻ suy dinh dưỡng. Sữa cho trẻ suy dinh dưỡng mẹ nên chọn loại giàu năng lượng, có tỷ lệ đạm, béo cân bằng, tăng cường kẽm, lysine, vitamin nhóm B giúp kích thích vị giác để con ăn ngon miệng, bổ sung chất xơ tự nhiên FOS giúp ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa. Có như vậy, mới giúp con nhanh thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng để khỏe mạnh, mau lớn.