Bởi vậy, khi con mắc bệnh, mẹ cần tuân thủ chặt chẽ các phương pháp điều trị dưới đây, tuyệt đối không tự mua thuốc về cho con uống để tránh những biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, duy trì cho bé chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp bổ sung sữa Nutrient kid cho bé.
Biểu hiện trẻ bị viêm tai giữa
Trẻ bị viêm tai giữa thường xuất hiện các triệu chứng đặc trưng là chảy mủ ở tai, đau nên trẻ hay quấy khóc, đưa tay dụi, cấu tai, chán ăn, tiêu chảy và có thể sốt cao. Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vành tai làm trẻ đau nhói, khóc thét. Những trẻ lớn còn cảm thấy đau đầu, nghe kém. Khi soi thấy màng nhĩ đỏ, không di động hoặc căng phồng. Đặc biệt, chảy mủ và đau tai là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán viêm tai giữa, bệnh thường xuất phát từ viêm mũi họng.
Điều trị viêm tại giữa đúng cách
Viêm tai giữa cấp thường có ba giai đoạn: Xung huyết, ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Nếu viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân. Trong đó, kháng sinh nhóm B lactam hiện vẫn là nhóm thuốc được ưa chuộng kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.
Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ cần được cân nhắc sử dụng, kết hợp sử dụng kháng sinh như giai đoạn trước. Nếu màng nhĩ bị rách dịch mủ ứ đọng trong tai giữa tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ ra ngoài thì việc điều trị bằng thuốc nhỏ tai cho trẻ rất quan trọng.
Ở giai đoạn xung huyết chủ yếu dùng thuốc giảm đau. Giai đoạn ứ mủ phải trích rạch hoặc giai đoạn vỡ mủ dùng nhóm thuốc chữa viêm tai phải an toàn với tai thủng và tránh sử dụng những thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh nhóm aminosid. Tốt hơn hết mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ cho con.
Những lưu ý khi điều trị viêm tai giữa cho con
Tuyệt đối không dùng oxy già nhỏ vào tai cho con bởi nó có thể làm bong lớp biểu bì bảo vệ trên da ống tai, làm vết thương lâu lành hơn. Thậm chí, còn gây chít hẹp ống tai gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nên sử dụng các loại thuốc nguyên chất có khả năng hòa tan để tránh cản trở việc lưu thông giữa dịch tai giữa với bên ngoài.
Không nên cạo thuốc kháng sinh rắc vào tai trẻ bởi tá dược có trong thuốc có thể gây bít tắc dẫn lưu dịch dẫn đến tình trạng viêm ngày càng nghiêm trọng. Do dịch không được dẫn lưu ra bên ngoài sẽ làm phá hủy sang phần xương chũm của tai giữa gây viêm xương chũm thậm chí nội sọ.
Khi trẻ bị viêm tai giữa cần đưa đến các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và chỉ định thuốc kịp thời, bởi nếu không điều trị đúng cách có thể gây điếc không phục hồi hoặc gây ngộ độc cho tai.
Ngoài ra, để trẻ nhanh phục hồi mẹ cần xây dựng cho con chế độ dinh dưỡng hợp lý, ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin C như: Cam, bưởi, kiwi, đu đủ, bông cải xanh, giúp vết thương mau liền, hạn chế sự viêm nhiễm. Bên cạnh đó, trẻ bị viêm tai giữa thường biếng ăn, khiến cho sức đề kháng ngày càng suy giảm. Lúc này, phụ huynh hãy chế biến những món ăn mềm, dễ nuốt để bé hấp thu đầy đủ dinh dưỡng như cháo, súp, sữa Nutrient Kid cho bé. Như vậy mới giúp con có sức khỏe tốt để mau khỏi bệnh.