Những sai lầm khi nấu cháo khiến trẻ chậm tăng cân

Những sai lầm khi nấu cháo khiến trẻ chậm tăng cân

Cháo là món ăn quen thuộc của các bé trong giai đoạn ăn dặm. Có nhiều mẹ thắc mắc, tại sao mình rất cầu kỳ khi nấu cháo cho con, bổ sung rất nhiều các thực phẩm bổ dưỡng mà con vẫn chậm tăng cân?

Đó là bởi vì khi chế biến, mẹ đã mắc phải một số sai lầm khiến tô cháo của bé không được đảm bảo về dinh dưỡng. Mẹ cần từ bỏ ngay những việc làm thiếu khoa học đó, đồng thời bổ sung thêm sữa tăng cân cho trẻ.

Chỉ nấu cháo bằng nước xương hầm

Nhiều mẹ nghĩ rằng, nước hầm xương có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là canxi sẽ giúp con cứng cáp và phát triển chiều cao tốt. Nhưng thực tế, nước xương chỉ có tác dụng tạo vị ngọt và mùi thơm cho món cháo, còn các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm vẫn còn trong phần cái. Vì thế, khi nấu cháo bằng nước xương, mẹ vẫn phải cho bé ăn cả phần cái của thực phẩm và lưu ý nên nấu mềm để trẻ dễ ăn. Một tuần mẹ chỉ nên ninh xương nấu cháo cho con từ 1-2 lần để không tạo cảm giác nhàm chán.

Không cho dầu ăn vào cháo

Vì nghĩ rằng cho dầu ăn vào cháo sẽ khiến bé bị đau bụng và dầu mỡ sẽ gây béo phì, không tốt cho sức khỏe nên nhiều mẹ đã cắt giảm dầu ăn khi nấu cháo cho con. Nhưng mẹ có biết, dầu ăn là dung môi hòa tan các vitamin và giúp cho con dễ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng khác trong thức ăn hàng ngày?

Ngoài ra, dầu ăn là nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể, rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất và hoạt động của não bộ.

Bởi vậy, khi nấu cháo cho con, mẹ nên cho khoảng 1 thìa cà phê dầu ăn (nên dùng dầu oliu hoặc loại dầu ăn dành riêng cho trẻ…) và chỉ nên cho khi cháo sắp chín mới tốt cho sức khỏe của con.

Cho trẻ ăn quá mặn

Nhiều mẹ khi nấu cháo cho bé có tư tưởng nêm nếm “vừa miệng” mẹ, song đây là một việc làm hoàn toàn sai lầm. Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ trên 1 tuổi mới nên dùng gia vị, ăn gia vị sớm sẽ làm rối loạn vị giác khiến con bị biếng ăn, thậm chí suy dinh dưỡng do bé không hấp thụ được.

Vo gạo quá kĩ

Lớp cám gạo chứa rất nhiều vitamin B1 có vai trò chuyển hóa Gluxit, giúp kích thích vị giác của con. Trẻ thiếu vitamin B1 sẽ mất cảm giác ngon miệng, biếng ăn và táo bón. Vì thế, nếu trước khi nấu cháo cho bé, mẹ vo gạo quá kĩ sẽ làm thất thoát lượng vitamin này. Tốt hơn hết, khi vo gạo nấu cháo cho con, mẹ chỉ nên khuấy nhẹ tay, gạn nước nhằm loại trừ trấu, sạn và lưu ý chỉ cho nước vừa đủ, không cho nhiều để phải chắt bỏ nước cơm sẽ làm mất vitamin B1.

Nấu một nồi cho ăn cả ngày

Để tiết kiệm thời gian, nhiều mẹ có thói quen nấu một nồi cháo cho con ăn cả ngày, tuy nhiên việc làm này không hề tốt cho hệ tiêu hóa của con. Bởi ở nhiệt độ bình thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 giờ đồng hồ là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Nếu bảo quản trong tủ lạnh thì các dưỡng chất trong cháo cũng bị mất đi đáng kể. Tốt hơn hết, để tiết kiệm thời gian, mẹ hãy nấu trước 1 nồi cháo trắng, khi đến giờ ăn của bé, hãy múc một phần cháo này nấu cùng các loại rau thịt để đảm bảo dinh dưỡng cho con.

Trên đây là những sai lầm khi nấu cháo cho con mẹ hay mắc phải khiến trẻ chậm lớn, mẹ cần sớm khắc phục, đồng thời có thể bổ sung thêm sữa tăng cân cho trẻ. Sữa tăng cân cho trẻ mẹ nên chọn loại giàu năng lượng, có tỷ lệ đạm béo cao để hỗ trợ cải thiện cân nặng, đồng thời tăng cường kẽm, lysine, vitamin nhóm B giúp kích thích vị giác để trẻ ăn ngon miệng hơn.