Thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn trái cây
Khi trẻ được 5 – 6 tháng, cha mẹ có thể cho bé tập uống ít nước ép hoa quả, nếu nước quá đặc mẹ có thể pha thêm chút nước lọc để giúp bé dễ uống. Bước sang tháng thứ 6, hãy cho trẻ làm quen với những loại quả chín mềm như bơ hoặc chuối vì đây là loại quả bé dễ hấp thu, ít bị dị ứng…
Với những trẻ được 1 tuổi, mẹ có thể cho bé ăn 50g – 100g trái cây nghiền vào các bữa ăn hằng ngày để cung cấp đủ lượng vitamin trong khẩu phần ăn.
Còn với trẻ từ 2 – 6 tuổi thì mẹ có thể cho bé ăn 150 – 300g trái cây mỗi ngày trong khẩu phần.
Cho trẻ ăn trái cây đúng lúc
Mẹ nên cho trẻ ăn trái cây sau bữa chính 30-45 phút, hoặc có thể tách thành một bữa phụ, cho ăn cách bữa chính khoảng 2-3 tiếng. Không nên cho con ăn trái cây ngay trước bữa ăn chính, bởi bé sẽ ngang dạ ăn đến bữa sẽ ăn ít hoặc không chịu ăn. Còn nếu cho bé ăn ngay sau bữa ăn, thì một số chất trong trái cây sẽ khiến trẻ khó tiêu, đầy bụng và có thể dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ.
Hoa quả không thể thay thế rau
Nhiều mẹ thấy con lười ăn rau nên nghĩ rằng sẽ cho con ăn nhiều trái cây để bù lại, tuy nhiên đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi trong trong rau có các loại dưỡng chất mà không có loại hoa quả nào có thể thay thế được. Chưa kể, nếu ăn quá nhiều hoa quả, bé sẽ ngang dạ không còn muốn ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng cần thiết khác nên sẽ gây bất lợi cho sức khỏe.
Mùa nào thức nấy
Trừ những hoa quả có quanh năm ra, mẹ nên cho con ăn hoa quả đúng mùa, không nên cho con ăn hoa quả trái mùa. Bởi hoa quả trái mùa có khả năng chứa nhiều chất độc hại như được ngâm tẩm thuốc chín ép, thuốc bảo quản hay lượng thuốc trừ sâu tồn dư trong những loại quả này cũng nhiều hơn so với những loại quả đúng mùa.
Trên đây là những nguyên tắc khi cho con ăn trái cây mẹ cần ghi nhớ để đảm bảo sức khỏe cho con. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ ăn đầy đủ và cân bằng giữa các nhóm chất và có thể kết hợp bổ sung thêm loại sữa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
Sữa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mẹ nên chọn loại giàu năng lượng, tăng cường các vi chất như Kẽm, Lysine, vitamin nhóm B nhằm kích thích vị giác để trẻ ăn ngon miệng, cung cấp chất xơ tự nhiên FOS để đầy lùi các vấn đề tiêu hóa. Bên cạnh đó, sữa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh còn cần chứa các dưỡng chất như Choline, Taurine, Palatinose nhằm tăng khả năng tiếp thu, nhận thức của bé yêu. Có như vậy, mới giúp con bạn khỏe mạnh và phát triển 1 cách toàn diện.