Những bệnh trẻ dễ mắc vào mùa hè (Phần 2)

Những bệnh trẻ dễ mắc vào mùa hè (Phần 2)

Thời tiết mùa hè oi bức với những đợt nắng nóng kéo dài là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus sinh sôi. Mùa hè là mùa cao điểm của các dịch bệnh, đe dọa không nhỏ đến sức khỏe của bé yêu.

Mẹ cần nắm được những bệnh trẻ dễ mắc trong mùa hè để có biện pháp điều trị thích hợp bằng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, kết hợp bổ sung sữa Nutrient Kid cho bé.

> Những bệnh trẻ dễ mắc vào mùa hè (Phần 1)

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài phân lỏng 3 lần trở lên trong ngày mà nguyên nhân là do ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn ôi thiu gây nhiễm khuẩn, thiếu vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh.

Các triệu chứng đi kèm của bệnh tiêu chảy là nôn mửa, đau bụng, miệng trở nên khô, da bị mất nước và không còn đàn hồi, đi tiểu ít. Nếu trẻ mắc tiêu chảy, mẹ nên cho con uống nhiều nước, bổ sung dung dịch Oresol cho trẻ em. Việc sử dụng kháng sinh và các men tiêu hóa phải tuân theo chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy.

Để phòng bệnh tiêu chảy cho con, cha mẹ cần lưu ý cho uống nước đun sôi, rửa tay và chân trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh, cắt móng tay thường xuyên cho trẻ.

Bệnh rôm sảy

Rôm sảy là hiện tượng viêm các tuyến nang lông dẫn đến các lỗ chân lông xuất hiện nhiều bọc nước đỏ bịt kín lỗ chân lông khiến các chất bẩn không được đào thải ra ngoài gây ngứa ngáy.

Khi bé có dấu hiệu rôm sảy, mẹ chỉ cần tắm cho trẻ bằng xà phòng hoặc chanh để làm sạch các tuyến bã nhờn giúp lỗ chân lông thông thoáng rôm sảy sẽ tự mất đi.

Ngoài rôm sảy, vào mùa hè, trẻ cũng dễ bị một số bệnh ngoài da khác như: Hắc lào, lang ben, nấm kẽ, nấm tóc, viêm nang lông, ghẻ lở, chàm eczema…

Để phòng bệnh, mẹ hãy giữ vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ hàng ngày, chú ý vệ sinh các kẽ chân, tay, nách, bẹn cho trẻ thường xuyên để ngăn nấm và vi khuẩn gây bệnh ngoài da.

Chân tay miệng

Tay chân miệng là bệnh gặp nhiều ở trẻ nhỏ do nhiễm virus, có dấu hiệu đặc trưng là sốt và phát ban trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng.

Bệnh lây lan qua dịch tiết mũi họng, nước bọt, các mụn nước, hoặc phân của người bệnh. Nguyên nhân hàng đầu là do nhiễm virus coxsackievirus A16, một loại virus thuộc họ enterovirus. Bệnh cũng có thể do các loại enterviruses khác gây ra nhưng ít gặp hơn. Đặc biệt, enterovirus 71 tuy ít gặp nhưng có thể gây biến chứng nặng hơn như viêm màng não, viêm cơ tim… dẫn đến tử vong.

Để phòng bệnh, các bậc cha mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ em. Nếu thấy có dấu hiệu ngứa và nổi mụn ở chân, tay, miệng, hãy đi khám càng sớm càng tốt.

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra vào đầu mùa hè và gây nguy hiểm ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời.

Biểu hiện bệnh là trẻ sốt cao đột ngột (39 – 40 độ C) kéo dài, không kèm theo ho, sổ mũi. Trên người nổi những nốt xuất huyết ngoài da, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải do gan to lên, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Nặng hơn, có thể xuất hiện các biểu hiện xuất huyết tiêu hóa như: Nôn hoặc đi ngoài ra máu, tay chân lạnh, đau bụng, trụy tim mạch.

Khi trẻ bị sốt xuất huyết, phụ huynh phải cho trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C thì cho uống thuốc hạ sốt Paracetamol (tuyệt đối không dùng Aspirin vì thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu). Nếu thấy có dấu hiệu nặng như chảy máu cam, lừ đừ, đau bụng nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện.

Để phòng bệnh sốt xuất huyết, cần đổ nước thừa ở chỗ ứ nước, thùng nước, xô, chậu… Thu gom, huỷ đồ phế thải ở xung quanh nhà, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh. Ngoài ra, cha mẹ nên mắc màn khi trẻ ngủ để tránh muỗi đốt. Sử dụng thuốc diệt muỗi thận trọng khi sử dụng thuốc này đối với trẻ nhỏ. Dùng rèm che, màn tẩm hoá chất diệt muỗi để hạn chế và diệt muỗi.

Trên đây là những bệnh trẻ dễ mắc vào mùa hè, phụ huynh cần có biện pháp phòng tránh thích hợp bằng cách xây dựng cho con chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất đạm, đường, béo, vitamin. Trong đó ưu tiên cho con ăn nhiều rau xanh hoa quả tươi để cung cấp nhiều vitamin A, C, E giúp tăng sức đề kháng. Mẹ cũng đừng quên cho bé ngủ đủ giấc, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

Bên cạnh đó, mẹ có thể tăng cường 2-3 ly sữa Nutrient Kid cho bé mỗi ngày. Sữa Nutrient Kid cho bé giàu năng lượng, bổ sung sữa non có chứa các kháng thể IgG, vitamin A, C, E, kẽm giúp bé yêu tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân để luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.