Nhận biết trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Nhận biết trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Bữa ăn của trẻ kéo dài trên 30 phút, trẻ không có cảm giác ngon miệng, chỉ ăn một số loại thức ăn… là những biểu hiện của trẻ biếng ăn. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Theo số liệu từ Viện dinh dưỡng lâm sàng, hiện nay có khoảng 70% tổng số trẻ khám và tư vấn dinh dưỡng tại viện bị suy dinh dưỡng. Trong đó có từ 26 – 90% trẻ có liên quan đến tình trạng ốm yếu về thể chất, từ 10 – 45% trẻ có liên quan đến bệnh lý phải nằm viện.

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng là do trẻ biếng ăn khiến sức đề kháng của cơ thể giảm, trẻ hay ốm, thiếu hụt vi chất nên lại càng không thiết tha trong việc ăn uống. Đây chính là vòng tròn bệnh lý mà nếu cha mẹ không kiên trì và quyết tâm khắc phục cho con thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như: chậm tăng trưởng, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn tăng trưởng, về lâu dài còn ảnh hưởng đến tư duy, tâm sinh lý và tính cách của trẻ.

Chị Nguyễn Thị Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Đợt vừa rồi trời nắng nóng, bé nhà mình lười ăn nên gầy tọp đi. Mình cố gắng chế biến những món ngon nhưng con vẫn lắc đầu nguây nguẩy, từ chối cả những món trước kia là sở trường. Cả gia đình rất lo lắng không biết bé có bị suy dinh dưỡng hay không”.

(“Làm thế nào để nhận biết con có bị suy dinh dưỡng hay không?” là vấn đề gây tranh cãi của rất nhiều cặp vợ chồng – Ảnh minh họa)

Nhận biết trẻ suy dinh dưỡng

“Làm thế nào để nhận biết con có bị suy dinh dưỡng hay không?” là vấn đề gây tranh cãi của rất nhiều cặp vợ chồng. Có những trẻ ăn nhiều nhưng không hứng thú trong việc ăn uống, có trẻ mập mạp nhưng hay ốm hoặc trẻ khỏe mạnh nhưng không tăng cân… đó đều là những dấu hiệu cho thấy trẻ có vấn đề về dinh dưỡng.

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Doãn Thị Tường Vi – Viện phó Viện dinh dưỡng lâm sàng, để xác định trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không cần có ít nhất 3 chỉ số: Cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao. Các chỉ số này sẽ được so sánh với bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng được Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo áp dụng ở những nước đang phát triển. Khi có một chỉ số <-2SD là suy dinh dưỡng nhẹ, <-3SD là suy dinh dưỡng vừa, <-4SD là suy dinh dưỡng nặng.

Ngoài ra, có thể thấy những biểu hiện khác ở trẻ suy dinh dưỡng như: trẻ buồn bực, hay quấy khóc, ít vui chơi và bị kém linh hoạt; Các bắp thịt ở tay chân mềm nhão, bụng to dần; Rối loạn giấc ngủ (ngủ trằn trọc, ngủ giấc ngắn, hoặc giật mình khóc thét khi đang ngủ…); Phát triển chậm hơn các bạn cùng lứa tuổi (chậm mọc răng, chậm biết đi); Hệ miễn dịch kém, thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng…

Nhận biết trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn sẽ có một trong các dấu hiệu sau:

• Thời gian cho mỗi bữa ăn của trẻ kéo dài trên 30 phút, thậm chí có khi gần một giờ thay vì 15-20 phút như thông thường.

• Trẻ không có cảm giác ngon miệng

• Trẻ ăn rất ít hoặc chỉ ăn một số loại thức ăn nhất định

• Trẻ thường phá quấy trong giờ ăn, ít quan tâm tới thức ăn

• Một số bé cảm thấy e ngại khi thử những món mới

• Trẻ thường có biểu hiện quấy nhiễu trong giờ ăn như: la khóc, giả vờ nôn ói, ngậm miệng, ngậm thức ăn…

• Số bữa ăn hoặc lượng thức ăn trẻ ăn được ít hơn so với các trẻ cùng độ tuổi

Giải pháp cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Theo Bác sĩ Tường Vi, để cải thiện tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần có giải pháp tổng thể cả về dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động và tâm lý. Trong đó, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả của quá trình chăm sóc trẻ.

Để khắc phục tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng, trẻ cần có một chế độ ăn tích cực càng sớm càng tốt với đầy đủ các nhóm chất béo, tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Thức ăn cho bé phải là những thực phẩm dễ hấp thu hoặc hỗ trợ hấp thu để giúp trẻ nhanh đói và sẵn sàng cho bữa ăn tiếp theo. Nếu trẻ không ăn được nhiều, cha mẹ nên tăng số bữa ăn lên để bé có cơ hội nhận được dinh dưỡng nhiều hơn.

(Bổ sung các vi chất như kẽm, vitamin nhóm B… sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, cải thiện tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng – Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý bổ sung cho con các vi chất giúp bé ăn ngon miệng, kích thích vị giác và hỗ trợ tiêu hóa như Lysine, kẽm, vitamin nhóm B… có nhiều trong thịt bò, thịt gà, trứng, ngũ cốc, rau chân vịt, nấm, sữa… Trong đó, thực Thực phẩm bổ sung Premium Nutrient Kid là sản phẩm giúp trẻ tiêu hóa tốt và phát triển khỏe mạnh nhờ có chất xơ hòa tan FOS và chuỗi chất béo trung bình MTC. Bên cạnh đó, các vi chất như L-Lysine, kẽm, vitamin nhóm B… cũng được tăng cường tối đa để kích thích ngon miệng, cải thiện cảm giác chán ăn, tăng cường chuyển hóa các chất cho trẻ.

Thực phẩm bổ sung Premium Nutrient Kid là sản phẩm dinh dưỡng của Eneright Việt Nam.

Nguồn:dantri.com.vn