Tại sao phải cho trẻ ăn làm nhiều bữa?
Khác với người lớn chỉ cần 3 bữa/ngày, trẻ mỗi ngày cần được ăn đủ 5-6 bữa, bởi lẽ thể tích dạ dày của trẻ còn nhỏ không thể đưa một lượng lớn thức ăn vào 1 lúc. Chính vì vậy, phụ huynh cần phân chia thời gian giữa các bữa hợp lý để giúp con phát triển chiều cao cân nặng trí não và nới rộng dạ dày của con.
Phân bổ các bữa ăn hợp lý cho trẻ
Bữa sáng là bữa cực kì quan trọng nên bắt đầu sau khi thức dậy khoảng 30 phút. Bởi trải qua một đêm, lượng glucozo trong máu đã giảm đáng kể. Những lựa chọn hàng đầu cho bữa sáng của trẻ là: Bánh mì, nui, mì, ngũ cốc hoặc cơm… Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung cho con thêm trái cây như chuối, táo, dưa hấu, nho… để trẻ được cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Các bữa ăn nên cách nhau từ 2 – 3 giờ và mẹ chú ý đổi món cho con, như thế trẻ sẽ không ngán thức ăn và cũng nạp đủ dinh dưỡng đa dạng vào cơ thể. Ví dụ sáng uống sữa thì bữa tiếp là ăn cháo, trưa đổi sang món cơm.
Dù cho dạ dày không bao giờ tiêu hóa hết cạn kiệt thức ăn thì mẹ cũng không nên để các bữa ăn cách nhau đến 4 giờ. Thường thì một bữa ăn đặc sẽ mất khoảng 2,5 – 3 giờ mới tiêu bớt, nhưng với các món loãng như cháo, súp thì chỉ khoảng 2 – 2,5 giờ là đã tiêu hóa được hết. Song nếu mẹ cho trẻ ăn liên tục sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc quá tải, trẻ không phân biệt được cảm giác đói, no và lâu dần sẽ cảm thấy biếng ăn.
Bữa ăn cuối cùng trong ngày của bé phải trước khi đi ngủ 1,5 đến 2 giờ để thức ăn có thể tiêu hóa hết. Trong bữa này, mẹ hạn chế những thức ăn chua và béo ở để trẻ không đầy bụng và khó ngủ. Ngoài ra, mẹ cũng lưu ý không nên cho con ăn nhiều đồ lợi tiểu ở bữa phụ buổi tối khiến các em tè dầm hoặc phải dậy đi tiểu, ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Các bữa phụ của trẻ cũng cần đầy đủ dinh dưỡng chứ không chỉ là cốc nước cam, cái bánh quy, miếng táo… những món này chỉ nên cho trẻ ăn sau bữa chính nếu ăn vào bữa phụ sẽ không đủ lượng và chất cho trẻ. Mẹ cũng chú ý không cho trẻ lai rai những thực phẩm đó cả ngày bởi sẽ khiến trẻ luôn có cảm giác ngang dạ, đến bữa chính không ăn được nhiều.
Khi lên thời khóa biểu bữa ăn cho bé, mẹ cũng cần căn cứ trên thói quen bữa ăn của gia đình, thời gian làm việc và giấc ngủ trưa. Hãy đảm bảo cho bé ăn đúng giờ trong vòng 2 tuần, sau đó đánh giá xem lịch ăn xem có phù hợp không và tình hình ăn uống của bé có được cải thiện hay không để điều chỉnh cho phù hợp.
Bên cạnh đó, để tăng cường dinh dưỡng giúp bé nhanh bắt kịp đà phát triển, mẹ hãy kết hợp bổ sung sữa tăng cân cho trẻ. Sữa tăng cân cho trẻ mẹ hãy chọn loại giàu năng lượng, có tỷ lệ đạm béo cao giúp tăng cường thể trạng, hỗ trợ phục hồi cân nặng, bổ sung các vi chất kẽm, lysine, vitamin nhóm B giúp kích thích vị giác để trẻ ăn ngon miệng, đồng thời bổ sung chất xơ tự nhiên FOS giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Có như vậy mới giúp con nhanh tăng cân, phát triển toàn diện.