Táo bón
Táo bón là hiện tượng trẻ đi đại tiện ít hơn bình thường, phân rắn hơn, trẻ cảm thấy bị đau quặn bụng mỗi lần đi tiêu, có trường hợp bị nứt hậu môn hoặc chảy máu. Nguyên nhân của bệnh có thể là do chế độ ăn uống không đúng cách như: Uống ít nước, ăn ít chất xơ, do tác động của thuốc chữa bệnh…
Để phòng ngừa táo bón, mẹ cần xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý, ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, hạn chế đồ ngọt, thức uống có gas và cần thường xuyên cho trẻ được vận động.
Tiêu chảy
Khi trẻ đi ngoài ra phân lỏng trên 3 lần một ngày, có thể kèm theo đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, mất nước thì được coi là tiêu chảy. Đây là một bệnh thông thường, nhưng nếu kéo dài sẽ dẫn đến mất nước, mất chất điện giải trầm trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Bởi vậy, điều quan trọng khi trẻ bị bệnh là mẹ cần bù nước, bù chất điện giải cho trẻ đúng cách. Nếu tình trạng diễn tiến bệnh nặng hơn, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ, không nên tự mua thuốc về dùng để hạn chế những sự cố không mong muốn có thể xảy ra.
Để phòng ngừa tiêu chảy, mẹ chú ý cho trẻ ăn chín uống sôi, dùng nguồn nước sạch, rửa tay sạch khi chăm sóc bé, không cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh tiêu chảy, không sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi.
Trào ngược dạ dày, thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược những chất chứa trong dạ dày vào trong thực quản.
Do thực quản của trẻ ngắn, phần dưới hơi nở rộng, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường nên bé rất dễ nôn trớ. Nếu trẻ nôn ít (vài ba ngày mới nôn 1 lần hay 1 ngày nôn 2 lần), vẫn bú khỏe, lên cân tốt thì không sao và hiện tượng trào ngược này sẽ giảm dần khi trẻ lớn.
Để ngăn ngừa tình trạng này, mẹ chú ý không nên cho bé ăn hoặc bú quá no và trẻ luôn cần được vỗ để ợ hơi dễ dàng.
Hội chứng ruột kích thích
Là tình trạng trẻ gặp các triệu chứng bất thường ở đường ruột gây đau bụng, đi ngoài, hoặc táo bón. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ sử dụng nhiều thực phẩm như: Sữa, cà phê, đồ ăn nhiều mỡ đặc biệt là thức ăn nhanh, gia vị cay nóng.
Tuy bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng phụ huynh vẫn nên đưa trẻ đi khám để biết cụ thể nguyên nhân, qua đó thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để phòng tránh các bệnh lý tiêu hóa khác.
Trên đây là những bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ, mẹ cần hết sức lưu ý. Để giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mẹ hãy đảm bảo cho trẻ ăn chín uống sôi, ăn những thực phẩm sạch đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, khi chế biến thức ăn cho trẻ cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bữa ăn của trẻ cần đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, trong đó, ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây, nước ép hoa quả, uống các loại vitamin tổng hợp… Rửa tay cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn nhiều lần trong ngày đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cần thiết cho trẻ để chủ động loại bỏ các nguy cơ gây ra các bệnh tiêu hóa ở trẻ.
Ngoài ra, mẹ đừng quên bổ sung sữa Premium Digestive 2 cho trẻ mỗi ngày. Sữa Premium Digestive 2 giàu năng lượng, chứa các thành phần dễ hấp thu như: Đạm đậu nành, đạm Whey, chất béo chuỗi trung bình MTC. Bên cạnh các thành phần dễ hấp thu, sữa Premium Digestive 2 còn bổ sung phức hệ 5 Enzym: Amylase, Protease, Lactase, Lipase, Cellulaser là những Enzym có vai trò tương tự như Enzym của hệ tiêu hóa sẽ cắt nhỏ các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ, giúp bé hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn dưỡng chất từ toàn bộ lượng thức ăn đưa vào.
Ngoài ra, sữa Premium Digestive 2 còn giúp kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng cho bé bởi thành phần có chứa các chất như: Chất xơ tự nhiên FOS, Lysine, Kẽm, Vitamin nhóm B. Như vậy, mới giúp bé yêu có hệ tiêu hóa khỏe mạnh để phát triển một cách toàn diện.